Bạn Trẻ TP.HCM Hào Hứng Tham Gia Workshop Khám Phá Muôn Sắc Bánh Trung Thu Á Đông

Chiều ngày 30/08/2022, Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) cùng công ty TNHH Xay lúa mì Việt Nam (VFM) đồng tổ chức thành công workshop Khám phá muôn sắc Bánh trung thu Á Đông. Chương trình thu hút sự tham gia của 40 bạn trẻ là học viên HNAAu và sinh viên Khoa Văn Hóa học trường ĐH KHXH & NV.  Đặc biệt, có sự hiện diện của P.GS-TS Nguyễn Ngọc Thơ – Trưởng Khoa Văn Hóa học (ĐH KHXH&NV), cô Bùi Thị Quỳnh Anh (HNAAu).

Chu du tìm hiểu về Bánh trung thu Á Đông

Lần đầu những câu chuyện về thức quà  đặc biệt của đêm rằm tháng Tám được chia sẻ đầy lôi cuốn. Theo diễn giả: “Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp, là dịp để con cháu quây quần cùng ông bà chuẩn bị cho vụ mùa tất bật. Từ đây đã hình thành nên nghi lễ ngắm trăng, thưởng trà”. Điều này lý giải vì sao mỗi khi tháng tám âm lịch đến, lòng người lại rộn ràng mong đến ngày lễ đoàn viên sum họp.

Câu chuyện về nguồn gốc, ý nghĩa bánh Trung thu như vầng trăng tròn được PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ đầy cuốn hút.

Chuyện về chiếc bánh trung thu tròn đầy chứa đựng ước muốn gia đình đoàn viên; chuyện về Chị Hằng Nga (Trung Hoa) suốt cuộc đời bầu bạn cùng Thỏ Ngọc… cũng được PGS.TS mang đến chương trình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy thú vị.

Chiếc bánh trung thu đong đầy mong ước đêm rằm của bao thế hệ
Khách mời say sưa theo dõi phần chia sẻ của diễn giả.

Ở phần giao lưu cuối chương trình, diễn giả cũng gửi gắm đến người trẻ: “Trung thu sẽ đoàn viên, trọn vẹn và thật hạnh phúc khi những đứa trẻ mồ côi, các em bé cơ nhỡ, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn… được vui ngày hội đêm rằm đủ đầy như bao em nhỏ khác”. 

Bạn Hải Quỳnh (Học viên Bếp Bánh – HNAAu) phát biểu sau chương trình: “Từ ngày bé mình đã đặc biệt thích Tết Trung thu nhưng đây là lần đầu tiên được nghe giới thiệu về nguồn gốc của ngày lễ này”.

Hóa thân thành “nghệ nhân” làm bánh trung thu

Tiếp nối phần chia sẻ những câu chuyện về văn hóa, giảng viên Bùi Thị Quỳnh Anh (HNAAu) hướng dẫn các bạn trẻ thực hiện làm bánh trung thu truyền thống và bánh trung thu Nhật bản trực tiếp tại chương trình.

Từng công đoạn làm bánh trung thu yêu cầu người tham gia tỉ mẩn, cẩn thận

Từng khâu làm bánh từ trộn nguyên liệu, làm vỏ, trộn nhân, tạo hình lẫn áo bánh đều được cô hướng dẫn một cách tỉ mẩn. Trong suốt phần đứng “lớp” đặc biệt này, giảng viên không ngần ngại “tiết lộ” cho người tham gia những bí kíp làm bánh trung thu bất bại.

Điểm đặc biệt của phần biểu diễn món ăn lần này là sự góp sức từ phía học viên HNAAu và cả sinh viên Khoa Văn hóa học trong từng công đoạn. Mẻ bánh sau khi nướng vàng ươm, vỏ bánh mềm, ghém hương vị đặc sắc, lần lượt chinh phục khẩu vị của các thực khách tại chương trình.

Thành quả đẹp như mơ, của những người thợ làm bánh chưa chuyên

Kết thúc chương trình đại diện công ty TNHH Xay lúa mì Việt Nam (VFM) đã trao phần quà lưu niệm cho các khách mời.

Đại diện Công ty TNHH Xay Lúa mì Việt Nam trao quà lưu niệm cho khách mời sau chương trình

Mối tương hỗ giữa văn hóa và ẩm thực

Văn hóa và ẩm thực có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Những nét đặc trưng của văn hóa giúp cho món ăn được nhận diện và nâng tầm. Ẩm thực lại là cầu nối đưa văn hóa vượt qua mọi biên giới và thời gian.

Dù dòng chảy văn hóa có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì nghi lễ ăn bánh, thưởng trà và ngắm trăng đoàn viên bên gia đình; cùng với tấm lòng trao đi cho những ai còn thiếu thốn mỗi mùa trăng sẽ mãi là một hình ảnh đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

Mong rằng sau chương trình, học viên sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị và trải nghiệm mới mẻ; mùa trung thu này khi thưởng trà và ngắm trăng sẽ nhớ mãi những câu chuyện được chia sẻ hôm ấy.

Điểm: 4.3 (18 bình chọn)

hình đăng ký ngay

Bài viết liên quan

hình đăng ký ngay

       
Scroll to top